Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016
Hưng Đạo Đại Vương
Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, xưa kia ở khu vực này có nhiều ma quỷ quấy nhiễu gây ra thiên tai, dịch bệnh, mất mùa. Dân làng cầu cúng thần linh nhưng vẫn không ngăn cản được. Trong thời gian đó, những vị cao niên trong làng đều nằm mơ thấy thành hoàng làng mách bảo chỉ có Đức Thánh Trần uy trấn lừng lẫy Nam Thiên mới trấn yên được. Sau đó, dân làng làm lễ xin rước chân nhang ngài tại đền Bảo Lộc (Nam Định), lập điện thờ (điện thờ là một tòa nhà 3 gian và có 1 chuôi vồ) xin thờ vọng Đức thánh ở phía Tây Vụng Chè. Quả nhiên được sự che chở của ngài dân làng có được cuộc sông yến vui, no ấm. Khoảng năm 1960, ngôi điện xuống cấp, hư hỏng, dân làng xin rước chân nhang, long ngai và sắc phong của ngài thờ ở gian chính điện hậu cung đình Trà Trữ và yên vị từ đó đến nay.
Mỵ Ê phu nhân
Mỵ Ê phu nhân (ảnh minh họa) |
Mỵ Ê là vương phi Chiêm Thành (thế kỉ XI), vợ của vua Chiêm Sạ Đẩu. Tháng Giêng năm Giáp Thân, niên hiệu Minh Đạo thứ 3 (1044), thân chinh vua Lý Thái Tông tiến đánh Chiêm Thành, bầy binh, bố trận ở cửa Bố chính, vua Sạ Đẩu thất bại. Quân Đại Cồ Việt chiếm được thành Phật Thệ, bắt hàng trăm cung nữ, ca kỹ và nhạc công mang về, trong đó có Mỵ Ê. Khi thuyền vua Thái Tông về đến sông Hoàng Giang (đoạn sông ở Lý Nhân) thấy bà là người phong tư yểu điệu, Thái Tông liền sai quan Trung sứ triệu Mỵ Ê sang hầu, Phu nhân nghe vậy hốt hoảng chối từ: “ thiếp là vợ vua nước man di, chẳng phải bậc tôn quý, nay nước tan chồng mất, phận thật đáng chết, thật không xứng với ân điển này, xin được xuống sông tắm rửa”. Sau đó phu nhân ngầm lấy chiếc khăn trắng quấn vào người và trẫm mình xuống sông tự vẫn để giữ trọn đạo kiên trinh (hôm đó là ngày mồng 10 tháng 3). Từ đó về sau, mỗi buổi sương khuya, trăng lạnh thường nghe tiếng khóc than ai oán. Mọi người lấy làm lạ bảo nhau: “ người này khi sống bảo toàn trinh tết, chết đi tụ được khí thiêng, hưởng lễ trăm đời, không phải là phu nhân thì còn ai nữa?” bèn lập đền thờ phụng.
Sau vua Thái Tông đi tuần đến khu vực sông ở xã Lý Nhân ( nay là thôn Lam Cầu, xã Nhân Thịnh, huyện Lý Nhân), thấy ngôi đền mới ở trên bờ sông, lấy làm lạ hỏi thì biết đó là đền phu nhân Mỵ Ê. Vua xót thương và nói rằng: “ nếu quả có linh thiêng thì phải báo cho trẫm biết”. Đêm ấy, phu nhân thác mộng cho vua, mình mặc áo Chiêm, bước lên thuyền ngự khóc rằng: “ Thiếp giữ đạo vợ chồng, sống ngủ cùng giường, chết chôn cùng huyệt, giữ tiết hạnh đến cùng. Sạ Đẩu không ngang hàng được với bệ hạ, nhưng cũng là anh hùng cự phách một cõi, thiếp luôn được hưởng ân sủng. Sạ Đẩu vì thất đạo bị Thượng đế khiển trách, mượn tay bệ hạ trị tội, làm cho mất nước, vong thân. Thiếp thì đêm ngày mong muốn báo ân. May đội ơn bệ hạ cho Trung sứ đến gặp, thiếp được chết toàn thân dưới sông. Đâu còn dám nói đến âm linh được đến tâu cùng bệ hạ”. Nói xong, bay lên trời. Vua chợt tỉnh giấc, bèn sai người sắm đồ tế lễ và phong cho ngài là “ Hiệp Chính Phu Nhân”. Thời nhà Trần, năm Trùng Hưng thứ nhất phong thêm mỹ tự cho thần là “Tả Lý Phu Nhân”. Đến năm thứ 4, phong thêm hai chữ “ Trinh Liệt”. Đến năm Hưng Long thứ 21, phong thêm hai chữ “ Chân Mãnh” để biểu dương khí tiết đoan chính của phu nhân. Từ triều Trần cho đến các triều đại sau đều gia phong thêm mỹ tự cho thần.
Tương truyền đoạn sông ở xã Lý Nhân nơi Mỵ Ê phu nhân tuẫn tiết, nhân dân quanh khu vực này đều mơ thấy phu nhân báo mộng từ đó nhân dân lập đền thờ mong phu nhân bảo trợ cho dân làng. Làng Trà Trữ thờ bà ở đình với mong muốn như trên, hiện ở đình còn lưu giữ được 5 đạo sắc phong của các triều vua nhà Nguyễn.
Linh lang Đại vương.
Linh lang Đại
vương.
Đời Hùng Vương
thứ 18 ( Hùng Duệ Vương) đóng đô ở Việt Trì sông Bạch Hạc, lấy hiệu là Văn
Lang, kinh đô là Phong Châu, khi đó đất nước thanh bình, phồn thịnh. Thời gian
đó ở Đạo Sơn Nam có quan chủ trưởng là Hùng Thoa (dòng dõi của vua Hùng Duệ
Vương), vợ ông là bà Phạm Thị Tư, người trang Đồng Văn, huyện Vụ Bản, phủ Nghĩa
Hưng (nay là tỉnh Nam Định). Vợ chồng ông sống thuận hòa, thường làm việc tốt,
giúp kẻ nghèo khó, người cô quả già lão nên được người dân trong vùng kính trọng.
Sống ở quê được vài năm ông bà được vua mời về triều. Mấy năm sau, bà Phạm Thị
Thư cùng thị nữ xin trở lại thăm quê ở trang Vụ Bản, sống ở đó được mấy tháng,
trên đường về kinh, bà cho thuyền rồng cập vào hồ Dâm Đàm để tắm gội (nay là Hồ
Tây). Khi bà đang tắm bỗng trời đất tối sầm, mặt nước vọt sóng, bỗng xuất hiện
một con giao long dài 5 trượng nổi trên mặt hồ rồi quấn quanh người bà. Lúc đó
hoảng sợ quá, bà ngất đi, khi tỉnh dậy bà bỏ thuyền chạy bộ, sau 3 ngày thì về
đến kinh thành. Trong thời gian đó, ở kinh thành đêm đầu tiên ông Hùng Thoa nằm
mơ thấy một người cưỡi ngựa trắng mặc áo hồng, đeo ngọc tự xưng là Quảng Lại
con thứ 50 của Long Quân, giữ chức Đệ nhị quyền trưởng ở hồ Dâm Đàm. Nay thấy vợ
chồng ông đều là người có đức lớn nên vâng mệnh thiên đình đầu thai làm con nhà
ông bà, đúng lúc đấy ông nghe có tiếng sét đánh bên tai, giật mình tỉnh dậy,
ông biết là sắp có điềm may. Hôm sau bà Phạm Thị Tư trở về kể lại chuyện xảy ra
ở hồ Dâm Đàm, ông bèn cho lập đàn cầu khấn trời đất, thần sông... Từ đó bà Tư
mang thai, trong thời gian đầu mang thai, bà thường nghe thấy có người ngâm bài
thơ:
“ Nước hồ Dâm
Đàm trong xanh
Nước hồ Dâm Đàm
trong xanh
Trời Nam kiệt xuất
vị tướng tài
Chung đúc khí
thiêng nhà họ Hùng
Sinh được thần
minh, sự nghiệp thành.”
Mùa thu năm Canh
Thìn, ngày 12 tháng 8 bà sinh ra một bọc, nở ra một người con trai, mặt rồng
mũi hổ, khôi ngô tuấn tú, sau đó ông bà đặt tên là Linh Lang. Cùng năm ấy, ông
Hùng Thoa qua đời, sau khi để tang chồng ba năm bà Tư tâu với bua xin đưa con về
quê cũ ở trang Đồng Văn để sinh sống. Lớn lên ông thông minh hơn người, đến năm
17 tuổi, ông trở về kinh thành và xin theo học nhà thầy Hải. Vốn tư chất thông
minh, chỉ sau một thời gian theo học ông đã tinh thông kinh sách. Cũng năm ấy,
mẹ ông qua đời, 3 năm sau nhà vua ban chiếu gọi ông về triều và ban chức: Đốc
lĩnh long chu thủy đạo đại tướng quân, đi tuần hành trên sông, biển. Ông vâng mệnh
đi khắp nơi trong thiên hạ, đến nơi nào ông cùng dùng đao để trấn yên. Khi ông
tới quê mẹ ở trang Đồng Văn, huyện VỤ Bản,
ông khao thưởng cho nhân dân và ở lại trang mấy tháng, ông thấy địa thế nơi đây
có phong thủy đẹp liền cho binh sĩ và nhân dân lập một hành cung tại đây. Sau
đó ông dâng biểu xin cho trang Đồng Văn được miễn phu dịch, binh đao và phong
cho nơi đây là làng được Linh Lang bảo hộ.
Cuối đời nhà Hùng, vua Hùng Duệ Vương
sinh được 20 người con trai nhưng đều mất nên không có người nối ngôi. Nhân cơ
hội đó, Thục Vương(Bộ chủ Ai Lao, cũng thuộc phái họ Hùng) đã cầu viện nước
láng giềng chuẩn bị quân sĩ âm mưu chiếm đánh nước Văn Lang. Vua Duệ Vương lo sợ
cho mởi Tản Viên Sơn Thánh để hỏi kế, Sơn Thánh tâu rằng: Nay sự việc thế này
xin bệ hạ cho gọi Linh Lang đại tướng về triều cùng với thần theo thánh giá tuyển
chọn tướng tài, không quá nửa tháng sẽ bình yên được giặc Thục. Vua bèn ban chiếu
về trang Đồng Văn triệu Linh Lang về triều, vâng mệnh Linh Lang chọn trong
trang mỗi họ vài người rồi theo binh mã về triều, cùng Sơn Thánh lãnh 30 vạn
quân hùng mạnh và 1000 tướng giỏi. Linh Lang mang theo một đạo quân thủy đánh gặc
ở miền biển tiến thẳng đến giao chiến với quân giặc ở Hải Thông, Hoan Châu, ông
bày binh, bố trận đánh một trận lớn làm cho quân thủy của Thục Vương bại trận.
Mặt khác ở miền rừng núi Sơn Thánh đánh bại quân gaiwjc, làm cho quân lính khiếp
sợ, bỏ chạy về nước. Đánh thắng giặc Thục, Duệ Vương ban chiếu thu quân về triều.
Hôm đó, Linh Lang dẫn quân trở về, ông xin với Sơn Thánh cho vào hành cung ở
trang Đồng Văn để làm lễ ăn mừng sau đó cùng quay về triều. Khi đi đến hồ Dâm
Đàm, phường Hồ Khẩu, huyện Thọ Xương (nay là Hồ Tây, Hà Nội) bỗng nhiên trời đất
tối sầm, ngày tựa như đêm, nước hồ dậy sóng. Linh Lang bỗng hóa thành giao
long, trườn xuống hồ Dâm Đàm (hôm đó là ngày mồng 5 tháng 5). Khi đó, Sơn Thánh
và các gia thần về kinh tâu với vua, vua bèn tặng phong ông là Đại Vương, ban
cho trang Đồng Văn đón sắc về lập miếu thờ cúng.
Khi Linh Lang
quay về thủy phủ lại làm vị thần Long Đỗ ở hồ Dâm Đàm, khi đó ở hồ Dâm Đàm có một
núi đá nhỏ, trong núi có một con hồ ly tinh 9 đuôi tác quái khiến dân nơi đây
vô cùng cực khổ. Thần Long Đỗ đã tâu với thượng đế, Thượng đế sai Long Vương
đem thủy tộc giết chết hồ ly, từ đó đời sống nhân dân được yên ổn.
địa điểm di tích
Đầu thời nhà Nguyễn, năm 1831 vua Minh Mạng lập
hệ thống hành chính đơn vị tỉnh cả nước
có 31 tỉnh. Khi đó đình Trà Trữ thuộc xã Trà Tự, tổng Đồng Thủy, huyện Nam
Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội. Ngày 20/10/1890 toàn quyền Đông Dương ra nghị định
thành lập tỉnh Hà Nam, đình Trà Trữ vẫn thuộc xã, tổng, huyện, phủ cũ của tỉnh
hà Nam. Thời gian đó đình Trà Trữ là đình chung của 5 làng gồm Đông Tự, Tây Tự,
Đại Đồng, Nguyễn Đồng và Phương Trà thuộc xã Trà Tự. Năm niên hiệu vua Thành
Thái thứ 5(1893), 5 làng của xã Trà Tự vẫn thuộc tổng Đồng Thủy, đình Trà Trữ nằm
trên xã Đông Tự. Năm 1948 xã Đông Tự, Tây Tự đổi tên thành thôn Đông Trữ, Tây
Trữ thuộc xã Nhân Thắng. Ngày 01/02/1978 Bộ trưởng Phủ thủ tướng ra quyết định
hợp nhất xã Nhân Thắng, và Nhân Tiến lấy tên là xã Tiến Thắng, khi đó Tây Trữ
xóm 7, Đông Trữ xóm 8, xóm 9, thuộc xã Tiến Thắng và giữ nguyên cho tới tận
ngày nay.
Xã Tiến Thắng nằm ở phía nam của huyện Lý
Nhân, phía Đông tiếp giáp với xã Phú Phúc, phía Nam tiếp giáp với xã Hòa Hậu;
phía bắc giáp với xã Nhân Mỹ (cùng huyện). Phía Tây là dòng sông Châu Giang
giáp với tỉnh Nam Định. Đời sống nhân dân trong xã chủ yếu dựa vào nông nghiệp,
ngoài ra còn có dệt may, cơ khí...
Làng Đông Tây Trữ trước kia thuộc xã Trà Tự,
tương truyền vào cuối thời nhà Lý có một viên quan họ Lý, trước khi về nghỉ hưu
ông có dâng tấu xin với vua cho đem dân đinh tới khai khẩn vùng đất ven sông Hồng.
Được nhà vua chấp thuận, ông liền đem con cháu tới khai hoang, cày cấy để sinh
sống. Vốn thích chè tươi nên ông liền cho người lên miền núi lấy giống chè về
trồng. Thật lạ, chính vùng đất này lại thích hợp để cây chè phát triển tốt,
trong khi những nơi khác xung quanh lại không thể trồng được. Vì vậy, ông đặt
tên cho làng là làng Trà (nhân dân thường gọi với tên nôm là làng Chè). Xóm 8,9
(Đông Trữ) có một vực nước lớn gọi là Vụng Chè, ba mặt vực bao quanh đình, chùa
Thiên Quán Tự. Vực không bao giờ cạn nước, truyền rằng có mạch nước ngầm thông
với sông Hồng, vào mùa nước lớn tháng 7, tháng 8 nước trắng lạn cả cánh đồng, đến
mùa hạn, nước vực còn lại trong lòng vực có diện tích 10 mẫu vào có rất nhiều
tôm, cá... Nước trong vực xanh mát có trồng sen tỏa hương vào mùa hè, dân gian
xưa có câu truyền tụng về cảnh đẹp của vùng:
Vực
làng chè vừa trong vừa mát
Đường
làng Chè lắm cát dễ đi.
Ba xóm 7,8,9 Đông Tây
Trữ nằm về phía Đông Bắc của xã, phía Bắc, phía Đông giáp thôn Phú Cốc( xã Phú
Phúc); phía Nam giáp thôn Nguyễn Đồng( xã Hòa Hậu); phía tây giáp thôn (Đông Trụ)
cùng xã.
Ngôi đình nằm trên địa
phận xóm 8 , tọa lạc trên một khu đất cao rộng, ba mặt bao quanh là vực Chè, cạnh
đường ĐH 13 thuận lợi cho du khách thăm quan và lễ bái.