Đầu thời nhà Nguyễn, năm 1831 vua Minh Mạng lập
hệ thống hành chính đơn vị tỉnh cả nước
có 31 tỉnh. Khi đó đình Trà Trữ thuộc xã Trà Tự, tổng Đồng Thủy, huyện Nam
Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nội. Ngày 20/10/1890 toàn quyền Đông Dương ra nghị định
thành lập tỉnh Hà Nam, đình Trà Trữ vẫn thuộc xã, tổng, huyện, phủ cũ của tỉnh
hà Nam. Thời gian đó đình Trà Trữ là đình chung của 5 làng gồm Đông Tự, Tây Tự,
Đại Đồng, Nguyễn Đồng và Phương Trà thuộc xã Trà Tự. Năm niên hiệu vua Thành
Thái thứ 5(1893), 5 làng của xã Trà Tự vẫn thuộc tổng Đồng Thủy, đình Trà Trữ nằm
trên xã Đông Tự. Năm 1948 xã Đông Tự, Tây Tự đổi tên thành thôn Đông Trữ, Tây
Trữ thuộc xã Nhân Thắng. Ngày 01/02/1978 Bộ trưởng Phủ thủ tướng ra quyết định
hợp nhất xã Nhân Thắng, và Nhân Tiến lấy tên là xã Tiến Thắng, khi đó Tây Trữ
xóm 7, Đông Trữ xóm 8, xóm 9, thuộc xã Tiến Thắng và giữ nguyên cho tới tận
ngày nay.
Xã Tiến Thắng nằm ở phía nam của huyện Lý
Nhân, phía Đông tiếp giáp với xã Phú Phúc, phía Nam tiếp giáp với xã Hòa Hậu;
phía bắc giáp với xã Nhân Mỹ (cùng huyện). Phía Tây là dòng sông Châu Giang
giáp với tỉnh Nam Định. Đời sống nhân dân trong xã chủ yếu dựa vào nông nghiệp,
ngoài ra còn có dệt may, cơ khí...
Làng Đông Tây Trữ trước kia thuộc xã Trà Tự,
tương truyền vào cuối thời nhà Lý có một viên quan họ Lý, trước khi về nghỉ hưu
ông có dâng tấu xin với vua cho đem dân đinh tới khai khẩn vùng đất ven sông Hồng.
Được nhà vua chấp thuận, ông liền đem con cháu tới khai hoang, cày cấy để sinh
sống. Vốn thích chè tươi nên ông liền cho người lên miền núi lấy giống chè về
trồng. Thật lạ, chính vùng đất này lại thích hợp để cây chè phát triển tốt,
trong khi những nơi khác xung quanh lại không thể trồng được. Vì vậy, ông đặt
tên cho làng là làng Trà (nhân dân thường gọi với tên nôm là làng Chè). Xóm 8,9
(Đông Trữ) có một vực nước lớn gọi là Vụng Chè, ba mặt vực bao quanh đình, chùa
Thiên Quán Tự. Vực không bao giờ cạn nước, truyền rằng có mạch nước ngầm thông
với sông Hồng, vào mùa nước lớn tháng 7, tháng 8 nước trắng lạn cả cánh đồng, đến
mùa hạn, nước vực còn lại trong lòng vực có diện tích 10 mẫu vào có rất nhiều
tôm, cá... Nước trong vực xanh mát có trồng sen tỏa hương vào mùa hè, dân gian
xưa có câu truyền tụng về cảnh đẹp của vùng:
Vực
làng chè vừa trong vừa mát
Đường
làng Chè lắm cát dễ đi.
Ba xóm 7,8,9 Đông Tây
Trữ nằm về phía Đông Bắc của xã, phía Bắc, phía Đông giáp thôn Phú Cốc( xã Phú
Phúc); phía Nam giáp thôn Nguyễn Đồng( xã Hòa Hậu); phía tây giáp thôn (Đông Trụ)
cùng xã.
Ngôi đình nằm trên địa
phận xóm 8 , tọa lạc trên một khu đất cao rộng, ba mặt bao quanh là vực Chè, cạnh
đường ĐH 13 thuận lợi cho du khách thăm quan và lễ bái.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.